5 điều cần làm để vượt qua nỗi nhớ nhà
Du học nước ngoài đang trở thành một xu hướng, ai ai cũng mong muốn được đặt chân đến với một đất nước mới và khám phá những điều họ chưa từng biết, chưa từng trải nghiệm và chưa có có cơ hội được cảm nhận trước đó. Nhưng đâu phải ai cũng có thể dễ dàng vượt qua được nỗi nhớ nhà khi đi du học.
Đi nước ngoài, chính là thay đổi môi trường sống, thay đổi thói quen sinh hoạt cũ để học cách hòa nhập với môi trường mới. Những bài học bạn tích lũy trong thời gian dài khi ở Việt Nam giờ đây khó có thể áp dụng với cuộc sống nơi xứ người đầy rẫy những điều lạ lẫm. Bạn thức dậy trong một ngôi nhà xa lạ, đón không khí ở một xứ sở mới mà không phải là Việt Nam, người bạn gặp mỗi ngày cũng chẳng phải thầy cô bạn bè mà bạn có được trong suốt quãng thời gian học tập ở quê hương. Người dùng cơm mỗi tối với bạn sẽ chẳng phải là bố mẹ và mỗi khi bạn nhớ nhà quãng đường bạn đi giờ chỉ tính bằng chặng tàu bay. Tất cả những điều đó có thể trở thành cú sốc đối với bất kỳ du học sinh nào trong thời gian đầu du học, vậy làm sao để vượt qua nỗi nhớ nhà khi đi du học, Interlink sẽ mang đến cho bạn những tip nhỏ hay ho giúp bạn phần nào điều tiết được cảm xúc nhớ nhà trong thời gian đầu nhập học.
Nỗi nhớ nhà là gì?
Nỗi nhớ nhà là một cảm xúc phức tạp, pha trộn giữa nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như buồn bã, cô đơn, lo lắng, thậm chí là tức giận. Cảm xúc này xuất hiện khi chúng ta phải xa rời những điều quen thuộc, gắn bó, đặc biệt là gia đình, quê hương, bạn bè.
Nỗi nhớ nhà thường xuất hiện khi chúng ta trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống, ví dụ như đi du học, đi làm xa nhà, chuyển đến một nơi mới sinh sống,... Ở trong môi trường mới, ta có thể cảm thấy lạc lõng, khó hòa nhập, và thiếu đi sự hỗ trợ, quan tâm từ những người thân yêu. Điều này dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, cô đơn, và nhớ nhung những điều quen thuộc ở quê nhà.
Nỗi nhớ nhà khi phải xa gia đình, bạn bè, người thân
Nỗi nhớ nhà không chỉ đơn thuần là một cảm xúc, mà còn là một trải nghiệm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của ta. Khi ta thường xuyên nhớ nhà, ta có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến tâm lý như trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng, tiêu cực.
Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà là một cảm xúc hoàn toàn bình thường và ai cũng có thể trải qua một lần trong đời. Điều quan trọng là ta cần biết cách đối phó với nó một cách tích cực để những cảm xúc này không làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
5 điều cần làm để vượt qua nỗi nhớ nhà khi đi du học
Học cách làm quen với những người bạn mới
Du học là một hành trình đáng nhớ nhất đối với mỗi người và đó cũng chính là hành trình trải nghiệm cuộc sống mới nhiều chông gai. Một trong những khó khăn mà du học sinh thường gặp phải là nỗi nhớ nhà. Nỗi nhớ nhà có thể khiến bạn cảm thấy buồn bã, cô đơn, và lo lắng đôi khi cảm thấy khó để mở lòng và tiếp xúc với những người bạn mới. Chẳng phải họ không thích làm quen và muốn sống khép mình nhưng sự thay đổi môi trường đột ngột làm họ cảm thấy chơi vơi khi phải bắt đầu lại với những thứ xa lạ.
Gặp gỡ những người bạn mới để tránh cảm xúc nhớ nhà bủa vây
Và một điều mà Interlink mong muốn bạn làm để dần vượt qua những trở ngại trong thời gian đầu xa nhà đó chính là tìm cho mình những người bạn mới. Bạn bè và những cuộc vui sẽ giúp cho bạn dần thoải mái hơn với bản thân mình, bớt hà khắc và gò ép mình trong những kỉ niệm. Tham gia các hoạt động cộng đồng với những người Việt Nam sinh sống tại nơi bạn đang ở sẽ giúp bạn có thêm những người bạn mới và cảm thấy bớt cô đơn hơn. Tham gia các câu lạc bộ hoặc hội nhóm tại trường học và gặp gỡ với những người có cùng sở thích và đam mê với bạn.
Trong thời gian đầu, điều bạn thiếu chính là những mối quan hệ để kéo bạn hòa nhập vào thế giới mới nơi vốn dĩ khi sinh ra đến khi lớn lên bạn chỉ được thấy qua phim ảnh hay đôi ba lần đặt chân tới với vai trò là khách du lịch. Vì vậy, khi phải sống ở đó trong thời gian dài mà không có người thân thì cảm xúc nhớ nhà bủa vây là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu cứ mãi trốn sau những dòng cảm xúc miên man mà gạt bỏ hết tất thảy những điều tốt đẹp mà bạn bè mang tới thì quả là một điều đáng tiếc trong suốt quãng thời gian du học.
Trải nghiệm văn hóa, tiếp nhận khác biệt và mở lòng hơn
Bắt đầu ở nơi mình sống và dần mở rộng bán kính ra xung quanh khu vực ấy để khám phá những điều gần gũi, bình dị đang diễn ra. Học cách quan sát và cảm nhận để tìm kiếm những điều mình yêu thích. Khi ở Việt Nam tiếng còi xe, chợ phố náo hoạt làm bạn cảm thấy ấm lòng mỗi sáng sớm thì đất nước bạn đang du học cũng vậy, rồi cũng sẽ có những điều làm bạn cảm thấy bình yên ngay bên trong tâm hồn mình và điều đó là chắc chắn bởi vì đâu đó có liên quan đến những mong muốn ban đầu khi bạn đưa ra quyết định chọn nó làm nơi bắt đầu cho hành trình mới của mình.
Trải nghiệm những nét văn hóa mới, mở lòng hơn để đón nhận
Mỗi quốc gia đều tồn tại những giá trị văn hóa, nét đẹp đáng quý theo thời gian. Có thể không đặc biệt đối với bạn như đất nước bạn được sinh ra và lớn lên nhưng rất đáng để bạn dành thời gian và trải nghiệm nó trong quãng thời gian bạn sinh sống và học tập tại đó. Du học không chỉ là hành trình được học hỏi thêm về kiến thức mà còn là hành trình tự mình làm quen và tiếp nhận những sự khác biệt bằng lăng kính chủ quan sau bao lần được nghe nói, được đọc thấy qua sách vở. Việc bạn cần làm chính là mở lòng hơn với mọi thứ xung quanh, chấp nhận bước ra vòng luẩn quẩn bên trong tâm trí mà nỗi nhớ nhà đang bủa vây để chạm thật sâu vào những điều làm bạn thích.
Giữ thói quen của bạn và tạo thói quen mới
Khi chuyển đến một quốc gia mới, rất nhiều thứ sẽ thay đổi, nhưng bạn vẫn có thể giữ gìn một số khía cạnh quen thuộc trong cuộc sống cũ của mình. Bởi vì, trong quãng thời gian đầu cảm xúc trọn vẹn mà bạn cảm nhận được, lấn át hết những cảm xúc khác chính là “nỗi nhớ nhà”. Đi đâu cũng nhớ, làm gì cũng nhớ và chỉ biết ước được quay trở về nhà để sống gần với gia đình với bạn bè và để những thói quen không bị bỏ lại.
Hành trình thay đổi, bắt đầu cho những điều mới không có nghĩa là bạn phải gạt bỏ hết những thói quen cũ, đâu đó trong những cái cũ vẫn có những điều thực sự phù hợp và cần được giữ lại thì sao? Vậy tại sao không thử tạo ra một phiên bản của nó trong vị trí mới của bạn? Thử biến nỗi nhớ nhà thành tình cảm thiêng liêng sâu sắc bằng cách trau dồi kiến thức mới để xây dựng phiên bản tốt hơn cho bản thân sau hành trình du học.
Giữ thói quen cũ, xây dựng phiên bản khác cho những thói quen của mình
Bạn thử tìm kiếm một thói quen tốt khi ở quê hương và tiếp tục duy trì nó, đơn giản như một môn thể thao chẳng hạn. Hoạt động yêu thích, quen thuộc sẽ giúp nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hàng ngày của bạn và có thể làm cho không gian mới trở nên gần gũi hơn bằng những hành động tích cực trong quá khứ của mình. Hay tạo ra những thói quen mới để giúp bản thân bớt nghĩ ngợi, điều tiết cảm xúc và di dời dòng suy nghĩ của bản thân đến những điều khác ít liên quan đến điểm chạm của bạn bây giờ là “nỗi nhớ nhà”.
Yêu bản thân nhiều hơn
Sống xa gia đình và bạn bè dễ khiến du học sinh cảm thấy cô đơn và gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực khi phải bắt đầu với những thứ quá mới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi phải sống trong môi trường mới, văn hóa mới. Sự khác biệt văn hóa, thậm chí là các thói quen sinh hoạt hằng ngày và cách giao tiếp đều có thể khiến các bạn cảm thấy mệt mỏi, áp lực.
Nhiều bạn du học sinh có xu hướng sống khép kín và tự cô lập mình trong chính suy nghĩ tiêu cực. Những cảm xúc tuy nhất thời nhưng nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài sẽ làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần.
Cảm xúc tiêu cực của nỗi nhớ nhà thường được biểu hiện thông qua thói quen duy trì ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu khoa học và thậm chí là tự bỏ đói bản thân vì mãi đắm chìm vào dòng cảm xúc riêng của bản thân. Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện này, thì đây là thời gian bạn phải tự cảnh tỉnh mình và điều chỉnh cảm xúc sớm nhất trước khi mọi chuyện xảy ra mất kiểm soát.
Yêu bản thân nhiều hơn và tôi rèn những dòng cảm xúc đúng hướng
Học cách yêu bản thân hơn, nghĩ tới bản thân nhiều hơn và tôi rèn những cảm xúc đúng hướng để không làm ảnh hưởng tới những dự định lớn lao và quan trọng mà bạn muốn đạt được. Bởi vì, có rất nhiều người vẫn đang dành hết tình cảm cho bạn và luôn hy vọng hành trình du học là điểm sáng cho quá trình trau dồi tri thức vì vậy mà các du học sinh khi nhận được cơ hội học tập ở những quốc gia phát triển nên nghiêm khắc để yêu chiều những khát vọng trong tương lai.
Làm những điều mình thích và sống tích cực hơn
Cuộc sống du học sinh xa nhà với nhiều lo toan, áp lực khiến chúng ta đôi khi quên đi những niềm vui nho nhỏ trong đời. Tuy nhiên, dành thời gian cho những điều mình thích và sống tích cực lại mang đến vô vàn những lợi ích cho bản thân. Làm những điều mình thích giúp chúng ta thư giãn, giải tỏa căng thẳng và nạp thêm năng lượng cho cuộc sống. Khi được đắm chìm trong đam mê, ta cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy hứng khởi và có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Làm những điều mình thích và sống tích cực hơn
Sống tích cực giúp ta nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan, tin tưởng vào bản thân và tương lai. Đôi khi chỉ là chụp những bức ảnh đẹp, chia sẻ chúng cho những người mình thương. Ăn những món ăn mình thích hay thử những món ăn mới mình chưa ăn bao giờ. Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của bản thân không phải là trách nhiệm hay nghĩa vụ, đó chính là những điều cần có để gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra khi nỗi nhớ nhà ngày một lấn át tâm trí. Và đương nhiên, khi ta vui vẻ và tràn đầy năng lượng, ta sẽ hoàn thành tốt hơn mọi công việc và có những mối quan hệ tốt đẹp hơn với mọi người xung quanh.
Bài viết liên quan:
Du học Interlink có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành tuyển sinh du học
Du học Interlink là đại diện tuyển sinh chính thức cho hơn 900 trường từ 6 quốc gia
Du học Interlink đã đồng hành cùng hơn 1000 bạn trẻ biến giấc mơ du học thành hiện thực