Fashion Merchandising - Khám phá ngành học thế hệ mới cực hot
Sự phát triển nhanh chóng của xu hướng thời trang chính là tiềm năng lớn mang lại vô vàn những cơ hội nghề nghiệp cho người đam mê lĩnh vực thời trang. Fashion Merchandising đang trở thành xu hướng ngành nghề thế hệ mới với những ưu điểm vượt trội về cơ hội nghề nghiệp và sự độc đáo gắn liền với thế hệ có nhiều chuyển biến trong mặt công nghệ - hiện đại.

 

Fashion Merchandising có những đặc điểm tương đồng với ngành quản trị kinh doanh tuy nhiên điểm khác của Fashion Merchandising chính là yếu tố thời trang ở bên trong chuyên ngành này, người hoạt động trong lĩnh vực sẽ được học về thời trang và vận hành bằng vai trò của một nhà kinh tế học. Để hiểu thêm về Fashion Merchandising, cùng Interlink khám phá thêm những thông tin giá trị trong bài viết này nhé!

1. Ngành Fashion Merchandising là gì?

Fashion Merchandising đang trở thành xu hướng và thu hút sự quan tâm của du học sinh

Fashion Merchandising là ngành học kết hợp giữa nghệ thuật thời trang và kinh doanh nhạy bén. Với ngành Fashion Merchandising (Quản lý và kinh doanh thời trang), bạn có thể tiếp bước niềm đam mê thời trang dưới góc nhìn của một nhà kinh tế. Cụ thể, Fashion Merchandising chính là người quyết định chất liệu vải tốt nhất nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, định giá một bộ sưu tập sao cho phù hợp thị trường. Đồng thời, bạn cũng sẽ là người được quyết định xem sắp xếp sản phẩm ở đâu, như thế nào cho thẩm mỹ nhất.

2. Chương trình học cơ bản khi du học ngành Fashion Merchandising

Chương trình học cho sinh viên/ du học sinh ngành Fashion Merchandising

Chương trình học ngành Fashion Merchandising khi du học thường bao gồm những kiến thức nền tảng và chuyên sâu, giúp sinh viên trang bị đầy đủ kỹ năng để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực thời trang. Dưới đây là một số môn học cơ bản mà bạn có thể gặp khi theo học ngành này:

  1. Lý thuyết thời trang: Tìm hiểu sự phát triển của thời trang qua các thời kỳ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, nguyên lý thiết kế, nghiên cứu về các loại vải, da, phụ kiện... và ứng dụng của chúng. Ngoài ra, Fashion Merchandising sẽ được học thêm về lý thuyết màu sắc, cách phối màu và Học cách nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và xu hướng thời trang hiện tại. 
  2. Kỹ năng quản trị: Fashion Merchandising sẽ học cách lên kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm soát hàng tồn kho. Tìm hiểu về các kênh marketing, cách xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Học cách quản lý cửa hàng, trưng bày sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Học cách dự đoán xu hướng thời trang trong tương lai để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh, đưa ra những cải tiến phù hợp. Học cách tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Học cách thiết kế không gian bán hàng đẹp mắt, thu hút khách hàng.

3. Kỹ năng cần có để trở thành Fashion Merchandiser?

Kỹ năng cần có để trở thành một Fashion Merchandiser

Ngành Fashion Merchandising là một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ yêu thích thời trang, có tư duy sáng tạo và đam mê kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần sở hữu một số tố chất sau:

  1. Đam mê thời trang: Có niềm đam mê với thời trang, luôn cập nhật những xu hướng mới nhất. Không ngừng cập nhật và học hỏi, nghiên cứu các xu hướng thời trang mới mẻ để ứng dụng vào ngành học của mình và thậm chí là đời sống thường ngày của cá nhân. 
  2. Kỹ năng giao tiếp tốt: Khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp chính là một trong những kỹ năng cần có để hỗ trợ cho bạn khi học tập và làm việc trong lĩnh vực Fashion Merchandising 
  3. Sáng tạo: Có khả năng tư duy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng độc đáo và mới lạ.
  4. Tính cẩn thận, tỉ mỉ: Chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bởi vì, sẽ không phải bất kỳ khi nào các sản phẩm đều được hoàn thiện chỉnh chu và chi tiết nhỏ bị lỗi cũng có thể làm ảnh hưởng đến tổng thể của trang phục. 
  5. Kỹ năng quản trị: Làm việc hiệu quả trong một môi trường năng động, có hứng thú với các hoạt động kinh doanh, phân tích thị trường chính là yếu tố quan trọng nhất của một Fashion Merchandiser.  

4. Phân loại các vị trí Merchandise

1. Merchandise quản lý đơn hàng FOB

Trong ngành thời trang, đặc biệt là sản xuất hàng may mặc, FOB là một trong những hình thức giao dịch phổ biến. Theo đó, nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và vận chuyển hàng hóa đến cảng biển hoặc sân bay đã thỏa thuận, sau đó mọi chi phí vận chuyển tiếp theo sẽ do người mua hàng chịu trách nhiệm. Họ là cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng, chịu trách nhiệm đảm bảo rằng đơn hàng được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

2. Merchandise quản lý đơn hàng CMT

Trong hình thức giao dịch này, nhà sản xuất sẽ chỉ chịu trách nhiệm cắt, may và hoàn thiện sản phẩm theo mẫu và yêu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ cung cấp nguyên liệu, phụ kiện và chịu trách nhiệm vận chuyển. Merchandise trong mô hình CMT đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và khách hàng. Họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng.

3. Merchandise quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa

Vai trò của Merchandise trong việc quản lý đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa ngày càng trở nên quan trọng. Merchandise sẽ tập trung vào việc quản lý các đơn hàng sản xuất trong nước, đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng chất lượng, số lượng và giao đến các điểm bán hàng hoặc kho hàng một cách hiệu quả.

4. Merchandise quản lý đơn hàng tổng hợp

Merchandise trong bối cảnh quản lý đơn hàng tổng hợp đóng vai trò là một người điều phối, kết nối và kiểm soát toàn bộ quá trình từ khi nhận đơn hàng đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Không chỉ tập trung vào một khâu cụ thể như sản xuất hay phân phối, Merchandise sẽ có cái nhìn tổng quan và chịu trách nhiệm về hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng.

5. Cơ hội việc làm cho ngành Fashion Merchandising

Ngành Fashion Merchandising mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng cho những ai đam mê thời trang và có tố chất quản lý. Dưới đây là một số vị trí công việc điển hình mà bạn có thể hướng đến:

  1. Merchandiser: Quản lý toàn bộ quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, từ khâu thiết kế đến khi sản phẩm đến tay khách hàng.
  2. Buyer: Chọn lựa sản phẩm, thương hiệu để nhập về bán tại cửa hàng hoặc sàn thương mại điện tử.
  3. Product Developer: Phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  4. Visual Merchandiser: Thiết kế không gian trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn cho khách hàng.
  5. Fashion Stylist: Tư vấn phong cách thời trang cho khách hàng, các nhãn hàng.
  6. Marketing Manager: Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động marketing để quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

Bên cạnh những vị trí cố định trong một tập thể, du học sinh ngành Fashion Merchandising cũng có thể trở thành một Freelancer hoặc hoạt động như một nhà thiết kế thời trang, vận dụng những kiến thức chuyên ngành được đào tạo để xây dựng kế hoạch tương lai của riêng bạn.  

6. Mức lương cho ngành Fashion Merchandising

Mức lương tham khảo đáng ngưỡng mộ của một Fashion Merchandiser

Ngành Fashion Merchandising không chỉ là một niềm đam mê mà còn là một lĩnh vực với vô vàn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp thời trang và sự tiềm năng của lĩnh vực này đã mang tới cơ hội nghề nghiệp điển hình bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Tại Việt Nam: Mức lương khởi điểm cho một vị trí Merchandiser mới ra trường thường dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 2-3 năm, mức lương có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng.
  • Trên thế giới: Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, mức lương của một Merchandiser có thể lên đến hàng chục nghìn USD/năm.
20
NĂM

Du học Interlink có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành tuyển sinh du học

900
TRƯỜNG

Du học Interlink là đại diện tuyển sinh chính thức cho hơn 900 trường từ 6 quốc gia

1000+
HỒ SƠ

Du học Interlink đã đồng hành cùng hơn 1000 bạn trẻ biến giấc mơ du học thành hiện thực

…và vẫn đang tăng trưởng

Có liên quan

  • Địa chỉ: Auckland, New Zealand
  • Cấp độ: University
  • Học phí: Từ 0 ~ 0 NZD
  • Sinh hoạt phí: Từ 1.200 - 2.100 NZD mỗi tháng.
  • Học bổng: Up to 7,000 NZD
  • Định cư: Đang đợi xác nhận
Được thành lập năm 1895, tại Auckland, Auckland University of Technology là trường đại học công lập lớn thứ hai ở New Zealand.
  • Địa chỉ: Auckland, New Zealand
  • Cấp độ: University
  • Học phí: Từ 0 ~ 0 NZD
  • Sinh hoạt phí: Từ 1.200 - 2.100 NZD mỗi tháng.
  • Học bổng: Up to 10.000 NZD
  • Định cư: Đang đợi xác nhận
Được thành lập vào năm 1883 tại Private Bag, Auckland, New Zealand, Auckland là trường đại học công lập có chương trình du học hàng đầu tại New Zealand.
  • Địa chỉ: Manawatū
  • Cấp độ: High School
  • Học phí: Từ 16,000 ~ 16,000 NZD
  • Sinh hoạt phí: Từ 1.200 - 2.100 NZD mỗi tháng.
  • Học bổng: Từ 20% - 25%
  • Định cư: Đang đợi xác nhận
Được thành lập năm 1976 tại Manawatu, New Zealand, Awatapu College là trường trung học dành cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12.
  • Địa chỉ: Palmerston North
  • Cấp độ: High School
  • Học phí: Từ 14,600 ~ 14,600 NZD
  • Sinh hoạt phí: Từ 1.200 - 2.100 NZD mỗi tháng.
  • Học bổng: Đang đợi xác nhận
  • Định cư: Đang đợi xác nhận
Được thành lập vào năm 1902 tại Manawatu, Palmerston, New Zealand, Palmerston North Boy's High School là trường trung học công lập dành cho nam sinh từ 13-18 tuổi.
  • Địa chỉ: Chill Garden - Flower & Coffee Tea 19/5 Nguyễn Văn Trị, Khu Phố 5, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
  • Ngày: 2024-05-11
  • Giờ: 09:00
Thông tin tiêu biểu: 🔥 Hỗ trợ tài chính vô cùng hấp dẫn lên đến $22,900 🔥 Phỏng vấn trực tiếp 1:1 với đại diện trường 🔥 Miễn phí xét hồ sơ.
Xu hướng du học ngày nay đã trở nên quen thuộc đối với các bạn trẻ trong độ tuổi 18 đến 22 có nhu cầu thay đổi môi trường học tập và tìm kiếm điều mới lạ trong văn hóa, phong cách sống. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng nên du học ở quốc gia nào để có những trải nghiệm mới mẻ. Trong bài viết này Interlink sẽ dẫn bạn đọc vòng quanh đất nước New Zealand - một là một quốc đảo xinh đẹp nằm tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương.
Đã rất nhiều du học sinh nói với Interlink rằng Tauranga khác với những xô bồ nơi đô thị họ đã từng sống. Nơi đây toát lên sự yên bình xinh đẹp của một thành phố biển cùng với những tài nguyên kỳ quan vùng vịnh nổi tiếng. Không những thế, Tauranga còn là điểm đến lý tưởng cho nhiều du khách và du học sinh quốc tế bởi hệ thống giáo dục chất lượng cao. Cùng Interlink khám phá đôi nét về Tauranga - Thành phố biển xinh đẹp New Zealand.
Dạo quanh một vòng quốc đảo New Zealand thứ khiến người ta không bao giờ quên chính là cảnh sắc hữu tình nơi đây. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là thành phố Auckland - thành phố xinh đẹp và đông dân bậc nhất New Zealand. Cùng Interlink khám phá những ưu điểm ẩn chứa bên trong vùng đất này cho du học sinh nhé!
Bạn có biết rằng, hòn đảo xanh tươi New Zealand, nơi được mệnh danh là "xứ sở của những chú kiwi", lại là một trong những điểm đến du học hấp dẫn nhất thế giới không? Đừng bỏ lỡ cơ hội thay đổi cuộc đời và khám phá những điều mới mẻ. Và sau đây là 5 lý do Interlink tin New Zealand sẽ biến ước mơ du học của bạn thành hiện thực!