1. Giữ ấm cơ thể bằng quần áo
Mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho cơ thể tốt hơn
Việc mặc quần áo để giữ ấm vào mùa đông là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Cơ thể chúng ta luôn tỏa nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định. Khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm, cơ thể sẽ mất nhiệt nhanh hơn. Quần áo đóng vai trò như một lớp cách nhiệt, giúp giữ nhiệt lượng bên trong cơ thể, ngăn chặn sự mất nhiệt quá nhanh.
Khi trời lạnh, mạch máu co lại để giữ nhiệt cho các cơ quan nội tạng. cơ thể bị lạnh, hệ miễn dịch sẽ suy yếu, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm phổi... Việc giữ ấm cơ thể sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh tật.
2. Hạn chế tắm khuya
Hạn chế tắm khuya để tránh bị nhiễm lạnh
Việc tắm khuya vào mùa đông có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khi từ môi trường ấm áp của phòng tắm bước ra không khí lạnh giá bên ngoài, cơ thể sẽ phải điều chỉnh nhiệt độ đột ngột. Tắm khuya làm giảm nhiệt độ cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị cảm lạnh, cúm và các bệnh hô hấp khác.
Ngoài ra, tắm nước nóng trước khi ngủ có thể khiến cơ thể khó ngủ, gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Nước nóng làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da bị khô, nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông. Ngược lại, tắm nước lạnh lại khiến cơ thể bị sốc nhiệt, khó đi vào giấc ngủ. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên vệ sinh cá nhân sớm để bảo vệ cơ thể của mình không bị nhiễm lạnh.
3. Nâng cao sức khỏe thể chất
Nâng cao sức khỏe thể chất để hạn chế các bệnh vặt vào mùa lạnh
Vào mùa đông, nhiều người vì lười mà không duy trì thói quen tập thể dục rèn luyện cơ thể. Tập thể dục đều đặn vào mùa đông không chỉ giúp bạn giữ ấm cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phòng tránh cảm lạnh.
Chúng ta hay thắc mắc tại sao người có thói quen tập thể dục ít khi bị bệnh vặt hơn so với người bình thường không có thói quen rèn luyện thể chất thì tập thể dục giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như virus cảm cúm. Khi tập luyện, tim đập nhanh hơn, máu lưu thông tốt hơn, giúp cơ thể ấm lên.
4. Làm ấm lòng bàn chân và tay trước khi đi ngủ
Chăm giữ ấm cho lòng bàn chân, tay để tránh khí lạnh dễ đi vào cơ
Có một mẹo rất hay dành cho du học sinh hay bất cứ ai dễ bị ốm khi thời tiết giảm nhiệt độ là chúng ta nên làm ấm lòng bàn chân và các đầu ngón tay trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi có thể để giúp cơ thể ấm lên, bớt hàn khí làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bạn có thể ngâm chân với một chút nước ấm vào mỗi tối hoặc làm nóng lòng bàn chân với một chút tinh dầu hoặc dầu gió để giữ ấm cho lòng bàn chân. Làm tương tự với lòng bàn tay bởi hai bộ phận này rất dễ bị nhiễm lạnh và dễ bị hàn khí xâm nhập vào cơ thể.
5. Ăn uống đủ chất
Tạo thói quen ăn uống đủ chất để nâng cao sức khoẻ từ bên trong
Để chống lại cái lạnh giá, cơ thể chúng ta cần một nguồn năng lượng dồi dào. Vì vậy, hãy đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như đường, protein và đặc biệt là chất béo. Đó là lý do vì sao các nước phương Tây thường có các món như cheese, bơ và các món ăn giàu protein, đạm trong món ăn thường ngày của mình.
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để ăn. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu calo và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Không nên ăn quá no tránh gây mất ngủ do trướng bụng, khó chịu.
Và cuối cùng là đừng coi thường và chủ quan về sức khỏe của bản thân khi chúng ta còn trẻ, bởi khi có tuổi mọi biểu hiện của việc không chăm chút, bảo vệ cơ thể sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn bao giờ hết với những biểu hiện như suy giảm sức khỏe, đề kháng, hệ miễn dịch, nhiễm lạnh lâu năm và rất nhiều những biểu hiện khác kém phần tích cực.
Du học Interlink có hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành tuyển sinh du học
Du học Interlink là đại diện tuyển sinh chính thức cho hơn 900 trường từ 6 quốc gia
Du học Interlink đã đồng hành cùng hơn 1000 bạn trẻ biến giấc mơ du học thành hiện thực